• CÂY CẢNH BONSAI VÀ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN GIỐNG

    Trồng cây xanh bonsai là sở thích của không ít người, ở nước ta hiện nay bonsai được nhiều người rất ưa chuộng vì vẻ đẹp và sự tinh tế của nó, nhất là các loại bonsai mini. Cây cảnh bonsai mini chủ yếu được lai giống bằng những phương pháp nhân tạo. Ngoài việc gieo hạt và chọn cành, ta cũng phải vận dụng nhưng phương pháp truyền giống đặc biệt khác.

     

    truyền giống cho cây cảnh bonsai có rất nhiều biện pháp

     

    1. Ghép rễ cây cảnh bonsai  mini.

    Rễ là thành phần không thể thiếu của thực vật. Rễ có các chức năng: Làm cho cây đứng vững trên mặt đất; hút nước và muối khoáng để nuôi cây và phát triển.
    Đối với tác phẩm cây cảnh bonsai mini, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng như tạo cảm giác già cỗi . Do đó một cây bonsai hoàn chỉnh phải có một bộ rễ hoàn chỉnh, không thể khiếm khuyết .

     

    Ghép rễ cho cây xanh bonsai là một việc đòi hỏi tính cẩn thận cao

    Ghép rễ cho cây xanh bonsai là một việc đòi hỏi tính cẩn thận cao


    2. Ghép cành xuyên qua thân cây

    Ghép cành xuyên qua thân cây là một kỹ thuật mà những người làm bonsai thực hiện nhằm tạo ra một nhánh cây mới trên cây gốc. Đây là một kỹ thuật tương đối khó và mức độ thành công phụ thuộc rất cao kinh nghiệm của người thực hiện. 

    Dưới đây là một số bước cơ bản để thực hiện phương pháp ghép cành cho bonsai:

    + Để ghép một cành cây mới vào cây cảnh bonsai mini theo phương pháp ghép xuyên thân, việc đầu tiên là bạn chọn lựa vị trí trên cây bonsai mà bạn muốn sẽ có một cành cây mới mọc ra ở đó.

    + Lưu ý: vị trí mà bạn chọn phải “độc” mà bạn chắc chắn rằng nếu áp dụng phương pháp “tỉa cành ép nhánh” thì cũng không có được một cành cây mới như ý muốn. Hơn thế, bạn cũng phải nghĩ đến việc tiếp theo là sẽ phải khoan một lỗ xuyên qua thân cây bonsai, do đó vị trí được chọn phải nằm trên đoạn thân đủ lớn để vết thương không làm cây gốc chết hoặc bị chột, chưa nói đến việc liền vết khoan và phụ nuôi cành mới ghép.

     

    Ghép cành xuyên qua thân cây cảnh bonsai là kỹ thuật tương đối khó.

    Ghép cành xuyên qua thân cây cảnh bonsai là kỹ thuật tương đối khó.


    3. Chiết cành trên không:

    Phương pháp chiết cành trên không có thể áp dụng vào mùa xuân và hạ, cũng có thể vào đầu mùa thu. Nếu bạn sử dụng phương pháp giâm cành mà cây không sống được hoặc không phát triển theo ý muốn, ta có thể dùng phương pháp chiết cành trên không. Đầu tiên, tiến hành gọt bỏ lớp vỏ dưới điểm ta đã chọn. Vùng thân cây gọt vỏ ta phải đo bằng đúng gấp ba lần đường kính của thân cây. Phần vỏ phía trên và phía dưới chỗ vỏ bị gọt cần được quấn chặt bằng dây kẽm.

    Vết cắt cần được phủ kín bằng bùn, cho thêm hormone thực vật vào bùn, phủ ngoài bùn bằng rêu rồi quấn tất cả bằng một tấm phim nhựa. Phải giữ như thế trong vài ngày và ướt nước đều. Một hoặc hai tháng sau, rễ mới mọc, cành có thể cắt được và đem trồng. Sau khi các cây cảnh bonsai  có rễ mới xuất hiện, phải giữ cây trong bóng mát, giữ cành, lá và đất luôn ẩm trong hai tuần.

    Chiết cành trên không cho cây xanh bonsai sẽ thành công nếu bạn chọn thời điểm thích hợp

    Chiết cành trên không cho cây xanh bonsai sẽ thành công nếu bạn chọn thời điểm thích hợp


    4. Gieo hạt:

    Có thể gieo hạt cho tất cả các loại cây hoa và ra quả. Hạt, trước khi trồng cần được ngâm trong nước ở nhiệt độ 30 - 40 độ C để thúc cho hạt đâm chồi. Nếu vỏ của hạt cứng quá không hấp thụ nước được nhanh, ta nên ngâm trong nước nóng 80 độ C. Gieo hạt đã ngâm nước trong một cái bát có đất, hoặc ở miếng đất nhỏ riêng biệt.

    Trên mặt đất cần được phủ rơm rạ hoặc trấu để đất không bị xói khỉ tưới nước. Sau khi chồi non nhú lớn thì bỏ lớp phủ ra. Ta có thể gieo hạt  của các cây cảnh bonsai vào tất cả các mùa trong năm nhưng tốt nhất là mùa xuân.

     

    Gieo hạt là phương pháp truyền giống đơn giản nhất.
    Gieo hạt là phương pháp truyền giống đơn giản nhất.


    5. Giâm cành:

    Phần lớn các cây cảnh bonsai được truyền giống bằng cách giâm cành, tuy cũng có một số cây có thể truyền giống bằng cách giâm rễ. Khi giâm cành ta phải chú ý loại cành cứng hay mềm, thì tùy theo thời gian mà cắt chúng.

    + Cành cứng: cành đã trở thành gỗ trong thời gian rụng lá, chồi non sẽ dài từ 5 cm -15 cm, phần trên của chồi cần giữ lại vài lá búp và phần dưới, chỗ mặt bị cắt thì cần cắt gần chỗ có mấu để rễ mới dễ trổ.

    + Cành mềm: nên tiến hành cắt vào mùa mưa, thường là tháng tư và tháng năm, nhưng lưu ý phải cắt cành non mà cành đó cứng cáp, trở thành gỗ. Phần trên cùng của cành non đối với tất cả các loại cây cảnh bonsai nên giữ lại hai lá, còn đầu dưới nơi cắt thì nên giữ lại lớp vỏ nơi giao nhau của các cành cũ để rễ mới mau tăng trưởng.

    + Cành mềm giâm xong thì cần được che nắng và phun bụi nước đều khắp mặt lá. Đất cắm cành giâm luôn giữ ướt xốp và xử lý hết côn trùng. Cành giâm phải được cắm vào đất hơn nửa chiều dài của nó và tưới đẫm nước ngay sau khi cắm.

    Phần lớn các cây cảnh bonsai được truyền giống bằng cách giâm cành
     

    Mong rằng thông qua bài viết mà www.ChauCanh.vn giới thiệu, các bạn đã có thêm một số kiến thức nhất định để giúp cho việc truyền giống các cây cảnh bonsai được thuận lợi, chúc các bạn thành công!

    www.ChauCanh.vn

     

    Những mẫu chậu hoa chậu cảnh đẹp, lạ, độc đáo trang trí cho không gian gia đình bạn

    Ngày đăng: 28-05-2012 23,531 lượt xem