• 12 LOẠI HOA VÀ CÂY CẢNH KHÔNG NÊN TRỒNG TRONH NHÀ

    Chơi cây cảnh là thú vui của khá nhiều người, vừa tạo niềm vui cho mình nhưng cũng giúp cho không gian thêm đẹp. Tuy nhiên không phải loại cây nào cũng tốt và phù hợp với không gian ngôi nhà bạn.

    1. Cây ráy

    Trong thân củ của cây ráy có một loại chất độc màu trắng, nếu lỡ chạm phải hoặc ăn phải chất này, sẽ khiến cho miệng và cổ họng khó chịu, nghiệm trọng có thể dẫn đến ngạt thở mà chết. Da tiếp xúc chất lỏng này sẽ bị ngứa hoặc dị ứng nặng. Chất này rơi vào mắt sẽ bị viêm kết mạc nghiêm trọng, thậm chí mù. Nên tránh tiếp xúc với cây ráy, gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất là không nên trồng. Tuy nhiên thì ráy không phải là loại cây gây ung thư.

    2. Thủy tiên

    Thủy tiên là cây hoa đẹp và có độc tố. Toàn thân cây thủy tiên đều có độc, trong thân củ chứa nhiều độc nhất. Ăn nhầm phải cây thủy tiên sẽ bị nôn mửa, đau bụng, mạch đập rối loạn, ra mồ hôi lạnh, hô hấp không đều, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mê man, nghiêm trọng có thể bị co giật, tê liệt mà chết. Thân củ ngâm làm thuốc có thể làm tử cung của chuột, mèo, thỏ co bóp mạnh, gây nôn mửa.

    3. Tùng, bách

    Mùi hương thơm trong các loại cây hoa họ tùng bách có tác dụng kích thích đối với dạ dày người, không chỉ ảnh hưởng đến sự thèm ăn, còn làm cho phụ nữ có thai cảm thấy khó chịu, chóng mặt buồn nôn.

    4. Cẩm tú cầu

    Phấn hoa cẩm tú cầu phát tán trong không khí, nếu tiếp xúc với da sẽ gây dị ứng, ngứa. Nó còn có tác dụng phụ là làm hỗn loạn hormone, nhất là đối với phụ nữ có thai, có tác hại rất lớn. Vì vậy nên cẩn thận khi trồng loại cây này.

    5. Dạ lai hương

    Dạ lai hương buổi tối sẽ tỏa ra rất nhiều phấn hoa kích thích khứu giác. Ngửi quá lâu sẽ là người bệnh cao huyết áp, bệnh tim cảm thấy váng đầu, phiền muộn không khỏe, thậm chí làm bệnh nặng thêm.

    6. Cây xấu hổ

    Trong cây xấu hổ có một lượng độc tính nhỏ, nếu tiếp xúc nhiều với loại độc tố này sẽ làm thưa lông mi, tóc khô, thậm chí rụng. Cây xấu hổ có gai, có thể làm xước da, bởi vậy cần chú ý không nên dùng tay bẻ cây.

    7. Cây trúc đào

    Mùi hoa trúc đào có thể làm cho người mê man, giảm trí lực. Toàn bộ cây trúc đào đều rất độc, có nguy hại lớn đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp của người. Tiếp xúc với nhựa cây cũng dễ trúng độc, sau đó nôn mửa, tiêu chảy, có thể dẫn đến mất mạng. Do đó, không nên trồng cây trúc đào trong nhà.

    8. Hoa Tulip

    Hoa tulip có ngoại hình trang nhã, màu sắc rực rỡ phong phú. Thế nhưng trong bông hoa có chứa một loại chất độc. Người và động vật nghỉ ngơi gần bụi hoa khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ sẽ bị chóng mặt, xuất hiện triệu chứng trúng độc, người bị nghiêm trọng có thể bị rụng hết lông tóc. Vì thế tốt nhất không nên trồng trong nhà, nếu như được tặng bó hoa này phải chú ý để nơi thông thoáng.

    9. Cây trường sinh đốm

    Hoa lá của cây trường sinh đốm có chứa axit oxalic và asparagine, chất lỏng trong cành lá có độc tính rất mạnh, nếu da tiếp xúc sẽ bị ngứa. Độc nhất là quả của nó, nếu ăn nhầm sẽ làm cho khoang miệng, yết hầu sưng đau, thậm chí làm thương tổn đến dây thanh. Người xưa gọi cây trường sinh đốm là "cây câm điếc", cả người lẫn vật ăn phải cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

    10. Cây trạng nguyên

    Cây trạng nguyên là cây có màu sắc, ngoại hình đẹp, nhưng các chuyên gia về thực vật cho rằng tuyệt đối không nên trồng loại cây này trong nhà, bởi vì trong cây trạng nguyên có chất độc gây hại cho người. Trong thân, lá có nhựa trắng, nếu tiếp xúc với da sẽ gây ra các hiện tượng dị ứng, nhẹ thì sưng đỏ, nặng thì thối rữa; ăn phải cành lá sẽ bị nôn mửa, đau bụng, thậm chí mất mạng. Vì thế, đối với những nhà có trẻ nhỏ thì tuyệt đối không được trồng cây này.

    11. Mạn đà la (Cà độc dược)

    Hoa mạn đà la như một sát thủ tàng hình, tuyệt đối không nên trồng nó trong nhà. Toàn thân nó có độc, nhiều nhất là trong quả, lá non thứ hai. Độc tính trong lá khô nhỏ hơn lá tươi, hoa có khả năng gây tê. Trong hoa có tác dụng kích thích trung khu thần kinh, nuốt phải sẽ có tác dụng gây hưng phấn, thậm chí có khả năng xuất hiện ảo giác. Nếu ăn phải quá nhiều hoa mạn đà là sẽ làm cho trung khu thần kinh bị hưng phấn quá độ mà nghịch chuyển thành tác dụng ức chế, làm giảm hoạt động của tất cả các bộ phận trong cơ thể, nghiêm trọng có thể dẫn đến cái chết.

    12. Hoa đỗ quyên

    Trong hoa đỗ quyên có độc, trúng độc nặng sẽ gây ức chế cực mạnh đối với hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Biểu hiện khi trúng độc: buồn nôn, tiêu chảy, tim đập chậm, huyết áp giảm, động tác mất cân đối, khó thở; có thể gây ra ngừng hô hấp mà chết. Lượng an toàn lớn nhất chưa rõ. Sau khi trúng độc có thể áp dụng các biện pháp cấp cứu như: ép nôn, rửa ruột, truyền dịch, giữ ấm.

    Chúc bạn mọi điều tốt lành nhé!

    "Nhà là nơi những sắc hoa ngập tràn".

     

    Những mẫu chậu hoa chậu cảnh đẹp, lạ, độc đáo trang trí cho không gian gia đình bạn

    Ngày đăng: 24-09-2015 4,855 lượt xem