-
CHĂM SÓC CÂY CẢNH BONSAI VÀO MÙA HÈ - PHẦN 2
Ở bài viết trước mình đã giới thiệu đến các bạn công tác chọn vị trí thích hợp để bày trí các chậu cây, tưới nước cho các loại bonsai… ở bài viết hôm nay www.ChauCanh.vn tiếp tục giới thiệu đến các bạn các công việc cần thiết nên thực hiện trong mùa hè đối với các cây cảnh bonsai của các bạn, công việc quan trọng mà các nghệ nhân cần phải làm cho các loại cây bonsai vào mùa hè.
3. Công tác chống úng cho bonsai
Một số cây cảnh bonsai chịu hạn cao nhưng lại không chịu úng như vạn tuế, sứ… một số cây không chịu được hạn và úng như đào, mai, tùng… Mùa hè mưa nhiều, nếu trồng trong các loại chậu mà lỗ dưới đáy không thoát được nước thì cây xanh bonsai sẽ dễ bị úng vì thừa lượng nước cần thiết, bộ rễ trong chậu bị thâm đầu, thối rữa, cây héo rũ dần rồi chết. Vì vậy người trồng cây cảnh phải thường xuyên chú ý quan sát các chậu cây bonsai sau mỗi một trận mưa, nếu chậu cây cảnh bonsai nào nước bị đọng không thoát được thì phải có biện pháp khắc phục ngay .
4. Bón phân cho bonsai vào mùa hèBón phân cũng là việc cần thiết để bonsai của bạn mạnh khỏe và xinh đẹp. Mùa hè nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm cao nên thức ăn trong chậu bắt đầu phân hủy nhanh, chất dinh dưỡng trong chậu một phần dành nuôi cây, bên cạnh nó còn bị rửa trôi nên thức ăn trong chậu cây cảnh bonsai nhanh cạn kiệt, vì vậy hàng tháng ta phải bón phân bổ sung cho bonsai đủ thức ăn phát triển bình thường. Phân bón lỏng là loại mà cây bonsai có thể hấp thu rất nhanh và tốt cho cây. Phân bón nên được dùng ít nhất 1 tháng 1 lần ngoại trừ mùa đông.
Cây cảnh bonsai cũng sẽ hấp thu được chất dinh dưỡng qua lá cây, với phân bón tan được trong nước được phun mỗi tháng bằng bình xịt. Phân bón cho cây bonsai vào mùa hè tốt nên dùng các chất hữu cơ như đỗ tương, ngô, lúa... đem ngâm nước cho thối mục, để hoai bớt mùi rồi đem pha loãng với nước tưới trực tiếp vào gốc các cây xanh bonsai. Nếu không có điều kiện trên thì ngâm phân NPK với nước lã cho tan đều, pha loãng tưới cho cây cảnh bonsai cũng rất tốt. Thời gian bón phân cho cây thích hợp nhất là vào buổi chiều mát.
5. Phòng trừ sâu bệnh cho cây cảnh bonsai vào mùa hèMùa hè là thời gian tốt để các loại sâu bệnh, sâu hại cho bonsai phát triển mạnh nhất là sâu ăn lá và sâu đục thân, ngoài ra còn có một số các loài sâu khác như rệp cánh trắng, bọ trĩ, nấm mốc, kiến lên làm tổ …Người trồng cây cảnh bonsai phải thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu bệnh sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Nếu để kéo dài, cây cảnh bonsai sẽ xơ xác, mất vẻ đẹp; bị nặng sẽ khó cứu sống lại được.
Đối với sâu tàng hình, bọ rớm phải thường xuyên vệ sinh bồn gốc, thân, tán cành cây bonsai bằng cách quan sát, diệt bỏ các tổ kén sâu mới hình thành. Khi thấy có phân sâu rơi xung quanh chậu, dùng kẹp bắt hết từng con. Nếu có quá nhiều sâu không thể bắt hết thì có thể dùng thuốc phun để diệt tận gốc. Những cây cảnh bonsai gần nhà phải nhấc ra xa để tránh ô nhiễm, gây độc hại.
6. Tỉa và bó các cây cảnh bon saiTỉa và bó làm cho cây cảnh bonsai duy trì được trạng thái một bản sao thu nhỏ. Bó và tỉa cành mới ở điểm an toàn nhất. Không bao giờ tỉa hết những cành mới mọc. Cần chừa lại một ít cành để duy trì sức khỏe của cây.
Cây nhiệt đới và cận nhiệt đới dùng làm bonsai cảnh, bonsai sẽ cần đến sự tỉa tót và bó suốt cả năm. Vì những loại cây khác nhau phát triển với tốc độ khác nhau, chúng ta cần ước lượng tốc độ phát triển của cây và điều chỉnh việc tỉa và bó để phù hợp với cây.7. Thay chậu cho cây cảnh bonsai
Việc thay chậu phải được thực hiện theo định kỳ khi hệ thống rễ của các cây cảnh bonsai mọc đầy chậu. Nguyên nhân để thay chậu là để cho cây cảnh bonsai của bạn được cung cấp đất mới, và để hệ thống rễ của cây phát triển tốt hơn.
Theo quy luật, hầu hết những loài bonsai thay lá hàng năm cần thay chậu mỗi hai đến ba năm, trong khi những loài xanh lá quanh năm chỉ cần thay lá mỗi bốn hay năm năm. Trong hầu hết các trường hợp, việc thay chậu cho các cây xanh bonsai nên được thực hiện đúng về cách thức và đúng thời điểm trong năm. Thời điểm thích hợp nhất để thay chậu cho cây cảnh bonsai là vào mùa hè.
+ Khi thay chậu cho cây xanh bonsai vào mùa hè, cây và đất nên được lấy ra khỏi chậu. Phần từ ngoài cùng và dưới đáy của rễ cây nên được bỏ đi. Chúng ta làm điều này bằng cách cào đất đi và tỉa rễ. Trong hầu hết các trường hợp, không được tỉa quá một phần tư rễ của các cây bonsai. Sau đó cây cảnh bonsai có thể được bỏ lại chậu cũ hoặc thay bằng chậu mới. Chậu nên có một khung lưới bên trên những lỗ thoát nước. Sau đó nên đặt một lớp sỏi nhỏ dưới đáy chậu bonsai để thoát nước tốt.
+ Trên lớp sỏi này là lớp đất mới, đặt một lớp đất dễ thoát nước đủ để cây cảnh bonsai đạt được chiều cao trước đó trong chậu. Sau khi để cây lại trong chậu , những phần còn trống do đã tỉa bớt rễ nên được lấp đầy đất mới. Lớp đất tươi này nên được lấp xung quanh và dưới hệ thống rễ để không chừa bất kỳ lỗ khí nào. Sau khi thay chậu cây cảnh bon sai của bạn nên được tưới nước nhiều.
Qua hai bài viết mình đã giới thiệu với các bạn các kiến thức cơ bản cần để có để có thể chăm sóc tốt cho vườn cây của mình. Thật không quá khó khi chăm sóc và kiến tạo một cây cảnh bonsai khỏe mạnh phải không nào, chúc các bạn thành công!
Hiện nay trên thị trường mới xuất hiện loại chậu cảnh độc đáo và tiết kiệm không gian. Bạn có thể treo trên lan can, cầu thang hay hàng rào. Cho dù bạn có một căn biệt thự rộng thênh thang hay căn nhà nhỏ bé, thậm chí một căn hộ chung cư thì bạn hoàn toàn có thể sở hữu một khu vườn ngập tràn ánh nắng và cỏ cây.
Với ý tưởng thông minh này, bạn có thể biến những hàng rào, lan can cứng nhắc thành khu vườn đầy màu sắc, đem thiên nhiên trong lành vào nhà bạn.
Bạn hãy tham khảo tại ĐÂY nhé!www.ChauCanh.vn
Ngày đăng: 25-05-2012 13,409 lượt xem